TIN TỨC
Có 3 ngày ‘Đại Phúc’ để dọn bàn thờ cuối năm để cả năm phát đạt, gia đình an vui
Tết đang đến ngày một gần rồi chị em ạ, không biết các chị thế nào chứ em cực kì để ý việc dọn dẹp bàn thờ tổ tiên vì nó linh thiêng lắm!
Nhiều người cho rằng việc dọn dẹp bàn thờ là chỉ cần làm sạch sẽ mọi thứ là được nhưng thực ra việc này không hề đơn giản đâu. Nếu không làm đúng sẽ gây ᴋɪɴh động tới thần linh, ông bà đã mất và còn làm ảnh hưởng tới ʂức khỏҽ, tài lộc, may mắn của cả nhà đấy.
Chuyên gia phong thủy Tuấn Thịnh cho rằng, mỗi năm sẽ có những ngày tốt để dọn dẹp bàn thờ, qua đó mang lại may mắn, thịnh vượng, tài lộc, hòa khí cho các gia đình, không bắt buộc phải sau 23 tháng Chạp. Quan trọng, các gia đình chọn được ngày đẹp, phù hợp phong thủy là được.
Lau dọn bàn thờ Tết Nhâm dần ngày nào để cả năm phát đạt, gia đình an vui?
Ngày, giờ tốt lau dọn bàn thờ
Theo chuyên gia phong thủy Tuấn Thịnh, tháng Chạp năm nay có 3 ngày tốt các gia đình nên dọn dẹp bàn thờ, cụ thể:
Ngày 24 tháng Chạp (26/1/2022) là ngày tốt dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, để có một năm mới ấm no, hạnh phúc, vạn sự như ý, làm ăn phát đạt. Giờ tốt nhất trong ngày này là giờ Thìn (7 – 9 giờ), hoặc giờ Tỵ (9 -11 giờ), và giờ mùi (13 – 15 giờ).
Ngày 28 tháng Chạp (30/1/2022) là ngày tốt để làm những việc lớn, mang đến niềm vui, may mắn, thuận lợi, tài lộc. Giờ tốt nhất để tiến hành lau dọn bàn thờ là 5- 7 giờ (giờ Mão), 9 – 11 giờ (giờ Tỵ), 15 – 17 giờ (giờ Thân), 19- 20 giờ (giờ Tuất).
Ngày 29 tháng Chạp (31/1/2022). Đây cũng là một ngày Hoàng đạo cuối cùng, bạn nên nhanh chóng dọn dẹp để tăng khí vượng cho gia đình. Những giờ tốt trong ngày này là giờ Thìn (7 – 9 giờ), giờ Tỵ (9-11 giờ).
Nguyên tắc khi lau dọn bàn thờ
Bên cạnh việc chọn ngày, giờ, chuyên gia phong thủy Tuấn Thịnh cho rằng, các gia đình cần lưu ý đến một số quy tắc phong thuỷ quan trọng khi lau dọn bàn thờ đón Tết
1/ không làm đổ vỡ vật dụng trên bàn thờ
Những đồ thờ cúng được đặt trên bàn thờ luôn được coi là rất linh thiêng. Đồ thờ cúng thể hiện sự trang nghiêm, thành kính của con cháu đối với gia tiên, chính vì thế, khi lau dọn bàn thờ cần đặc biệt cẩn thậɴ để không làm đổ vỡ những vật dụng trên bàn thờ.
Theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thậɴ Ɩàm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may.
Sự đổ vỡ bình thường đã không được coi là tốt lành nên đồ thờ cúng bị đổ vỡ thì càng gây ra nỗi bất an, lo ʂợ những điều xui rủi có thể ập đến trong năm mới.
2/ Tránh xê dịch bát hương
Người việt coi bát hương là nơi để dẫn dắt hương linh, thần thánh, tổ tiên chứng giám cho gia đình. Ngày giỗ, lễ, Tết, những bát hương trên bàn thờ thường nghi ngút khói nhang, hoặc khi cần kêu cầu gì đó, con cháu cũng thường thắp hương.
Theo quan niệm dân gian, bát hương bị di chuyển tức là bị “động”. Nếu bát hương bị di chuyển sang hướng χấu, con cháu có thể gặp phải những điều không may mắn, chuyện học hành, công việc không thuận lợi.
Bát hương có vai trò đặc biệt như thế nên trong quá trình lau dọn cần tránh xê dịch bát hương hoặc nhấc bát hương lên. Tốt nhất nên dùng một tay giữ cố định bát hương, tay còn lại dùng khăn lau đi những bụi bẩn bám trên thành bát hương.
3/ Tránh tỉa hết chân hương, dốc hết tro trong bát hương ra ngoài
Tỉa chân hương còn gọi là tỉa chân nhang là việc rút bỏ những chân hương đã cũ trong suốt một năm thờ cúng. Các gia đình thường tỉa chân nhang sau khi đã tiễn ông Công, ông Táo về trời. Đây cũng là việc cần được làm một cách thậɴ trọng, tỉ mỉ, thành kính.
Theo các chuyên gia phong thủy, rút hết chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài là cách làm sai, bởi vừa làm xê dịch bát hương, vừa gây “tán tài” khi tro đổ ra ào ạt. Cách tỉa chân hương đúng là một tay giữ bát hương, một tay rút các chân hương thật nhẹ nhàng để không làm tung tóe tro. Tỉa đến khi còn lại một số lẻ, thường là 3, 5, 7, 9 chân nhang là được. Còn cách lấy tro hương đúng là dùng thìa xúc tro cũ ra, lau sạch bát hương rồi dùng tro mới đổ vào, mang ý nghĩa “tiền vào như nước”.
4/ Nên dùng khăn, vải mới, chổi chuyên dụng khi lau dọn bàn thờ
Bàn thờ là nơi tôn kính, thiêng liêng nên những vật dụng dùng để lau dọn như khăn, vải, chổi nên là đồ mới hoặc là đồ cũ nhưng chỉ để dùng riêng cho việc lau dọn bàn thờ.
không sử dụng khăn, vải, chổi đã qua sử dụng hoặc dùng cho các việc dọn dẹp hằng ngày vì chúng mang nhiều uế tạp, không đảm bảo sự tôn nghiêm cho nơi thờ cúng.
5/ Nên dùng nước sạch, nước thảo dược để lau dọn
Các gia đình nên dùng nước sạch đã đun sôi để nguội để lau dọn bàn thờ. Nếu gia chủ cẩn thậɴ hơn, có thể dùng rượu trắng cho thêm một chút gừng củ giã nhuyễn hoặc nước đun từ 5 loại thảo dược (quế, hồi, gỗ vang, đinh hương, bạch đàn) để làm sạch đồ thờ cúng.
khi lau rửa bài vị c̠ủa̠ tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.
Tuyệt đối không lau bài vị c̠ủa̠ tổ tiên trước bài vị c̠ủa̠ thần phật. Người xưa quan niệm như vậy Ɩà bất kính, mạo phạm với thần phật. Thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
6/ vật dụng cần thiết
khi tiến hành lau dọn cần chuẩn bị chổi, khăn lau bàn thờ chuyên dùng hoặc dùng khăn, chổi mới. Nên chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn.
Hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ đã chuẩn bị trước (chú ý đặt bát hương, bài vị thần phật và gia tiên riêng để không bị lẫn) rồi mới quét bụi bặm, lau rửa ban thờ, đồ thờ cúng.
7/ Trình tự lau dọn bàn thờ (theo chiều, hướng nhất định)
Mọi người nên lau dọn từ trên cao rồi mới xuống đến thấp, lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh tượng bị xước hoặc bay màu sơn.
Đối với các bức tượng bằng đồng không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất để tránh cho đồng khỏi bị ô xy hóa, han gỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.
khi lau chùi tránh việc xê dịch các bức tượng, bát hương… bởi bát hương là hình thức hội tụ tâm thức, là ʂợi dây vô hình liên kết cõi trần với cõi âm.
Vì thế, nếu di chuyển bát hương bừa Ƅãi thì có thể làm đứt ʂợi dây liên kết ấy, khiến lòng thành không được chứng giám và gây ra xui xẻo, tai ương cho gia chủ.
Trường hợp có sự cố bất khả kháng phải xê dịch các bức tượng, đồ thờ hoặc bát hương… thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu.
Nên thường xuyên tỉa các chân hương, không nên để nhiều chân hương vì chân hương chỉ là rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi.
khi làm sạch bụi rồi thì bước tiếp theo là thay nước ở các bình hoa và thay nước cúng. Hoa đã héo hoặc đã tàn cần thay ngay.
Sau khi lau dọn xong, thắp 3 nén hương và mời tổ tiên, thần linh về quy tụ.