TIN TỨC
Cây lưỡi hổ vừa mua về nhớ phơi 2 ngày rồi hãy cho vào chậu, cây sẽ cao 2 mét
Nếu thực hiện theo đúng nguyên tắc dưới đây, bạn sẽ sở hữu được cho mình chậu cây đẹp.
khi được bày bán tại các cửa hàng cây cảnh, lưỡi hổ thường khá đẹp, khỏe khoắn và tươi rói. Tuy nhiên khi mang về nhà, không phải ai cũng biết cách trồng cây lưỡi hổ để cây có thể giữ nguyên vẻ đẹp vốn có.
Việc trồng cây là điều quan trọng, việc chăm sóc cây lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu thực hiện theo đúng nguyên tắc dưới đây, bạn sẽ sở hữu được một chậu cây đẹp.
Nguyên tắc 1: mới mua nên mang cây ra “phơi” 2 ngày
Cây lưỡi hổ mới mua về nên đem phơi 2 ngày ở nơi thoáng gió, tránh ánh sáng trực tiếp, nếu có vết thương ở gốc thì phải lau khô vết thương, cho đến khi vết thương se lại rồi mới cho vào chậu.
do cây lưỡi hổ không ưa nước, thế nên đất trồng cây cần đảm bảo độ xốp giúp thoát nước nhanh. Bạn có thể trộn vào đất trồng thông thường một ít đất phù sa, mùn cưa để giúp cây phát triển tốt. Tùy vào vị trí đặt cây mà bạn có thể chọn chậu lớn hoặc nhỏ tùy thích. chất liệu chậu thường là gỗ hoặc sứ.
với những gia đình có diện tích sân vườn lớn bạn có thể trồng cây thành viền, tại hàng rào, vườn… vừa mang đến lợi ích về mặt phong thủy. Đồng thời, cây còn giúp thanh lọc không khí để mang đến ʂức khỏҽ tốt cho cả gia đình.
Nguyên tắc 2: 1 tuần tưới nước 1 lần
Lưỡi hổ có thể chịu được khô hạn tốt, nhưng chịu ngập úng cực kỳ kém vì vậy bạn không nên tưới quá nhiều nước cho cây. Tưới quá nhiều nước sẽ làm cây bị ngập úng, hư rễ, dần dần cây sẽ çhếƫ do dư nước. Thông thường cứ 1 tuần chỉ nên tưới 1 lần cho cây, khi tưới cũng chỉ nên tưới vừa đủ trên bề mặt đất. khi tưới, bạn nên tưới phần đất xung quanh gốc, tránh tưới thẳng trực tiếp lên lá hoặc thân của cây lưỡi hổ.
Nguyên tắc 3: Đặt cây ở môi trường có ánh sáng gián tiếp
Đây là loài cây ưa sáng, ưa thoáng mát. Chúng phát triển tốt trong môi trường có ánh sáng mặt trời chiếu gián tiếp qua những tán lá, cửa sổ, màn che,….
Tuy nhiên, với đặc tính thích nghi cao, cây lưỡi hổ cũng có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng trực tiếp, nắng gắt. Nhưng ở môi trường này, cho dù bạn cố gắng chăm sóc cây lưỡi hổ kỹ càng đến mấy thì sự phát triển của cây cũng sẽ có phần chậm hơn và lá cây dễ tổn thương hơn so với điều kiện ánh sáng gián tiếp.
Nguyên tắc 4: Dùng cồn lau lá để phòng trừ sâu bệnh
Tưới quá nhiều nước hay để ngoài trời lạnh thường là nguyên nhân chính của các bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ, các loại côn trùng, sâu, nhện sẽ nhân cơ hội này để tấn công cây, hút nhựa làm xuất hiện các đốm trên lá. Để khắc phục tình trạng này, có thể rửa sạch bằng cồn, lau sạch các bề mặt lá và tăng độ ẩm xung quanh cây.
Ngoài ra, cây còn mang lại các giá trị phong thuỷ nếu được trồng và đặt đúng hướng. Tuy nhiên trên hết, chọn và mua cây lưỡi hổ, cùng với việc chăm sóc đúng đắn mới là điều cốt lõi mà người trồng cần chú ý.
Nguyên tắc 5: Tránh bón phân khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng
thực ra chăm sóc cây lưỡi hổ không khó, loài cây này vốn không cầu kì như bất kì loại cây kiểng nào khác. Bạn chỉ cần bón phân dinh dưỡng NPk 10-10-10 một lần một tháng. Bạn có thể dùng phân hoai mục sẽ tốt hơn rất nhiều. hoặc, nếu bạn khá bận bịu và không có thời gian chăm cây thì nước tiểu hoặc nước vo gạo, nước luộc mỳ cũng là một loại phân bón dạng loãng đầy dinh dưỡng cho cây. Điều cần lưu ý duy nhất chính là tránh bón phân khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của cây.