TIN TỨC
Cây lưỡi hổ hiếm khi ra hoa nhưng cứ nở là điềm lành tới: Đổ một ít nước này cây sẽ ra hoa trắng muốt
Cây lưỡi hổ là một loài cây mọng nước nên không có nhu cầu nước nhiều.
Lưỡi hổ là nằm trong hàng ngũ cây cảnh đặt nội thất đẹp, dễ trồng và có ý nghĩa phong thủy sâu sắc.
loại cây cảnh này còn được mệnh danh là “máy lọc không khí tự nhiên” bởi tác dụng thanh lọc không khí cực kì tuyệt vời của chúng.
Ít ai biết rằng cây cảnh lưỡi hổ còn có thể ra hoa và hoa rất đẹp, giàu ý nghĩa.
Lưỡi hổ là loại cây cảnh dễ trồng và dễ chăm nhất. kể cả khi bạn bận rộn không có nhiều thời gian chăm sóc thì chúng vẫn sẽ tươi tốt quanh năm. Thế nhưng nếu muốn cây cảnh lưỡi hổ ra hoa thì cần có sự trồng và chăm sóc đặc biệt.
Lưỡi hổ sẽ nở hoa vào lúc 4 giờ chiều. Từ chiếc nụ nho nhỏ sẽ bắt đầu hé cánh, bung nhị, cánh hoa sẽ từ từ cuộn lại về phía gốc. Hoa còn tỏa ra mùi thơm nhưng hơi gắt và rất nhanh héo, đến sáng mai là hoa tàn.
Tuy nhiên, rất ít người có thể trồng cây ra hoa. Nếu muốn chúng nở hoa đẹp bạn cần phải chăm sóc đúng cách.
Đầu tiên, ánh sáng
Lưỡi hổ là loại cây ưa nắng và chịu bóng, có thể để cây ngoài nắng hoặc trong nhà không có ánh nắng. Điểm khác nhau giữa chúng là nếu để cây ngoài trời sẽ phát triển nhanh và khả năng ra hoa mạnh, còn nuôi trong nhà thì sinh trưởng chậm và khó nở hoa. Tuy nhiên cũng đừng đột nɢột chuyển ra ngoài phơi nắng, chắc chắn sẽ bị cháy nắng, nên tăng dần ánh sáng để cây làm quen.
Thứ hai, nước
Lưỡi hổ là loài cây mọng nước nên không có nhu cầu nước nhiều. Cây có nguồn gốc từ vùng sa mạc nên có thể sống trong môi trường khắc nghiệt, thiếu nước. Nhưng để cây ra hoa thì nên tưới nước cho cây khi đất quá khô. Mùa lạnh thì chỉ nên tưới 1 – 2 tháng 1 lần. khi tưới thì nên tưới từ phía dưới chậu rồi từ từ hướng lên trên.
Thứ ba, thay đất và chậu hàng năm
Nhiều người không bao giờ thay đất, chậu khi nuôi lưỡi hổ, thực chất điều này rất hạn chế đà sinh trưởng của cây vì chậu hoa quá nhỏ, không có chỗ cho rễ phát triển nên lá chắc chắn sẽ không phát triển tốt. Thao tác đúng là thay lọ hoa cho cây hàng năm, đồng thời phải xới đất tơi xốp để đất thoáng khí giúp bộ rễ khỏe mạnh hơn.
Thứ tư, bón phân
Nên bón phân chuồng cho cây 1 tháng/lần. Chú ý nên bón phân chuồng đã được ủ hoai thật kĩ. Hoặc có thể bón bằng phân trùn quế rất an toàn, hiệu quả.
Nguồn Báo Gia Đình